Các bài thuốc bổ khí huyết và bổ âm
Các bài thuốc song bổ khí huyết
Bài 1: Nhân sâm dưỡng vinh thang
(Chế hoàn gọi là Nhân sâm dưỡng vinh hoàn,
Nhân sâm dưỡng vinh hoàn còn gọi là Nhân sâm
Dưỡng dinh thang, Dưỡng vinh thang)
Xuất xứ: “Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương”
Thành phần:
– Bạch thược dược 90g | – Đương qui 30g |
– Trần bì 30g | – Hoàng kỳ 30g |
– Quế tâm 30g | – Nhân sâm 30g |
– Bạch truật 30g | – Chích cam thảo 30g |
– Thục địa hoàng 20g | – Ngũ vị tử 20g |
– Phục linh 20g | – Viễn chí 15g |
Cách dùng: Các vị thuốc trên nghiền thành bột, mỗi lần uống 12g, thêm gừng sống 3 lát, đại táo 2 quả, sắc nước uống. Cũng có thể dùng ẩm phiến làm thành thang sắc nước uống, liều dùng căn cứ vào tỉ lệ ở bài thuốc gốc, mà châm chước gia giảm.Thuốc hoàn mỗi lần uống 9g, ngày uống 2-3 lần, uống với nước ấm.
Công hiệu: Ích khí bổ huyết, dưỡng tâm an thần.
Chủ trị: Lao tích hư tổn, hô hấp kém hơi, hành động suyễn tức, tim hư run rẩy, họng khô môi táo, mụn nhọt lở loét lâu ngày không thu liễm.
Bài 2: Cố bản chỉ băng thang
Xuất xứ: “Phó thanh chủ nữ khoa”
Thầnh phần:
– Nhân sâm 6g | – Hoàng kỳ 12g |
– Bạch truật 9g | – Thục địa 30g |
– Đương qui 9g | – Hắc khương 3g |
Cách dùng: Sắc nước uống.
Công hiệu: Song bổ khí huyết, cố bản chỉ băng.
Chủ trị: Đột nhiên băng huyết, thậm chí bất tỉnh nhân sự, đầu váng, thở ngắn, toát mồ hôi, sắc mặt trắng nhợt, tay chân lạnh, ăn uống không ngon, chất lưỡi nhạt, rêu mỏng trắng mạch nhược hoặc trầm nhược.
Bài 3: Ô kê bạch phượng hoàn
(Còn gọi là: Ô kê hoàn, Bạch phượng hoàn)
Xuất xứ: “Trung dược chế tễ thủ sách”
Thành phần:
– Tịnh ô kê 640g | – Thục địa hoàng 250g |
– Đương qui 144g | – Bạch thược dược 128g |
– Xuyên khung 64g | – Nhân sâm 128g |
– Sơn dược 128g | – Hoàng kỳ 32g |
– Cam thảo 32g | – Lộc giác giao 128g |
– Miết giáp 64g | – Lộc giác sương 48g |
– Hương phụ 128g | – Đan sâm 128g |
– Thiên môn đông 64g | – Khiếm thực 64g |
– Tang phiêu tiêu 48g | – Đoán mẫu lệ 48g |
– Ngân sài hồ 20g |
Cách dùng: Các vị thuốc trên nghiền thành bột, luyện mật làm hoàn, mỗi hoàn ước nặng 9g, mỗi lần uống 1 hoàn, mỗi ngày uống 2 lần với nước ấm.
Công hiệu: Ích khí dưỡng huyết, điều kinh chỉ đới.
Chủ trị: Phụ nữ thể hư, kinh nguyệt không đều, hành kinh đau bụng, rong kinh đới hạ, lưng vế nhức mỏi.
Bài 4: Đại bổ nguyên tiễn
Xuất xứ: “Cánh nhạc toàn thư”
Thành phần:
– Nhân sâm 15g | – Sơn dược 9g |
– Chích cam thảo 6g | – Đỗ trọng 9g |
– Thục địa hoàng 9g | – Đương qui 9g |
– Câu kỉ tử 9g | – Sơn thù du 9g |
Cách dùng: Sắc nước uống.
Công hiệu: Ích khí dưỡng huyết, song bổ can thận.
Chủ trị: Khí huyết đều hao, tinh thần suy tổn, lưng mỏi tai ù, toát mồ hôi lạnh chân tay, tim run thở ngắn, mạch vi tế.
Các bài thuốc bổ âm
Bài 1: Lục vị địa hoàng hoàn
Xuất xứ: “ Tiểu nhi dược chứng trực quyết”
Thành phần:
– Thục địa hoàng 24g | – Sơn thu du 12g |
– Can sơn dược 12g | – Trạch tả 9g |
– Phục linh 9g | – Đơn bì 9g |
Cách dùng: Luyện mật làm hoàn, mỗi hoàn nặng chừng 15g, người lớn mỗi lần uống 1 hoàn, mỗi ngày uống 3 lần lúc bụng đói, cũng có thể dùng ẩm phiến làm thang sắc nước uống.
Công hiệu: Tư bổ can thận.
Chủ trị: Can thậnn âm hư, lưng gối mỏi lỏng, đầu váng mắt hoa, ù tai điếc tai, mồ hôi trộm di tinh, trẻ nhỏ thóp hở không đóng; hư hỏa bốc lên gây cốt chưng phát sốt định giờ, gan bàn tay bàn chân nóng; tiêu khát; đau răng hư hỏa, miệng táo họng khô, lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác.
Bài 2: Kỷ cúc địa hoàng hoàn
Xuất xứ: “Y cấp”
Thành phần:
– Thục địa hoàng 24g | – Sơn thù du 12g |
– Can sơn dược 12g | – Trạch tả 9g |
– Phục linh 9g | – Đan bì 9g |
– Câu kỉ tử 9g | – Cúc hoa 9g |
Cách dùng: Luyện mật làm hoàn, mõi hoàn nặng 15g, mỗi lần uống 1 hoàn, 1 ngày 3 lần. Cũng có thể dùng ẩm phiến làm thuốc thang, sắc nước uống.
Công hiệu: Tư thận dưỡng gan, ích tinh sáng mắt.
Chủ trị: Gan thận âm hư cho lên hai mắt hoa mờ không nhin rõ vật, hoặc lòng mắt khô sáp gặp gió chảy nước mắt.
Bài 3: Thạch hộc dạ quang hoàn
Xuất xứ: “Nguyên cơ khai vị”
Thành phần:
– Thiên môn đông 60g | – Mạch môn đông 30g |
– Thục địa hoàng 30g | – Sinh địa hoàng 30g |
– Thạch hộc 15g | – Ngũ vị tử 23g |
– Thỏ ti tử 23g | – Câu kỉ tử 23g |
– Ngưu tất 23g | – Nhục thung dung 15g |
– Nhân sâm 60g | – Phục linh 60g |
— Chích cam thảo 15g | – Sơn dược 23g |
– Chỉ xác 13g | – Xuyên khung 15g |
– Cam cúc hoa 23g | – Thảo quyết minh 23g |
– Hạnh nhân 23g | – Tật lê 15g |
– Thanh tương tử 15g | – Phòng phong 15g |
– Xuyên hoàng liên 15g | – Tê giác 15g |
– Xuyên sơn giác 5g |
Cách dùng: Các vị thuốc trên nghiền thành bột, luyện mật làm hoàn, mỗi hoàn nặng 10g, mỗi buổi sáng chiều 1 hoàn, uống với nước muối lo
Công hiệu: Bình can tắt phong, tư âm sáng mắt.
Chủ trị: Can thận bất túc, âm hư hỏa vượng, đồng tử giãn to, hoa mắt nhìn mờ, sợ ánh sáng chảy nước mắt, đầu váng mắt hoa, đục thủy tinh thể.
Bài 4: Sa sâm mạch đông thang
(Còn gọi là: Sa sâm mạch đông ẩm)
Xuất xứ: “Ôn bệnh điều biện”
Thành phần:
– Sa sâm 10g | – Ngọc trúc 10g |
– Mạch đông 10g | – Sinh cam thảo 5g |
– Tang diệp 6g | – Bạch biển đậu 10g |
– Thiên hoa phấn 10g |
Cách dùng: sắc nước uống.
Công hiệu: thanh dưỡng phế vị, sinh tân nhuận táo.
Chủ trị: Táo hại phế vị, tân dịch khuy tổn, họng khô miệng khát, ho khan ít đờm, lưỡi đỏ ít rêu.
Bài 5: Qui thuận hoàn
Xuất xứ: “Cảnh nhạc toàn thư”
Thành phần:
– Thục địa 9g | – Sơn dược 9g |
– Sơn thù du 9g | – Phục linh 6g |
– Thỏ ti tử 9g | – Đỗ trọng 9g |
– Câu kỷ 9g | – Đương qui 6g |
Cách dùng: Các thuốc trên nghiền thanh bột mịn, luyện mật thành hoàn, mỗi lần uống 6g, mỗi ngày uống 2 lần; có thể dùng ấm phiến làm thang sắc nước uống.
Công hiệu: Bổ thận dưỡng huyết.
Chủ trị: Thận hư hành kinh ra ít, sắc đỏ nhạt hoặc đỏ sẫm, lưng sống mỏi lỏng, gót chân đau, đầu váng tai ù; hoặc bụng dưới lạnh; hoặc đái đêm nhiều, chất lưỡi nhạt, mạch trầm nhược hoặc trầm trì.
Bài 6: Gia vị cố âm tiễn
Xuất xứ: Nữ khoa chứng trị ước chỉ.
Thành phần:
– Sinh địa 15g | – Bạch thược 9g |
– A giao 12g | – Sinh long cốt 15g |
– Sinh mẫu lệ 15g | – Phục thần 12g |
– Sơn dược 12g | – Thu thạch 3g |
– Chi mẫu 9g | – Hoàng bá 9g |
Cách dùng: Sắc nước uống.
Công dụng: Tư âm giáng hỏa, cố băng chỉ đới.
Chủ trị: Âm hư hỏa vượng, xung nhâm tổn thương đến nỗi băng huyểt rong huyết, hắc đới.