Các bài thuốc bổ

Các bài thuốc bổ

Thuốc bổ khí và bổ huyết

Các bài thuốc bổ ích

Phần 1: Các bài thuốc bổ khí

Bài 1: Sâm linh bạch truật tán

(Chế thành hoàn gọi là Sâm linh bạch truật hoàn)

Xuất xứ: “Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương”…

Thành phần:

– Liên nhục tử 500g – Y dĩ nhân 500g
– Súc sa nhân 500g – Cát cánh 500g
– Bạch biển đậu 750g – Bạch phục linh 1000g
– Nhân sâm 1000g – Cam thảo 1000g
– Bạch truật 1000g – Sơn dược 1000g

Cách dùng: Làm bột mịn, mỗi lần uống 6g, uống với nước táo, trẻ em tùy theo tuổi mà chước giảm, cũng có thể làm ẩm phiến làm thang sắc nước uống, lượng dùng tính teo tỉ lệ ở bài gốc mà châm chước tăng giảm.

Công hiệu: Ích khí kiện tì, thẩm thấp chỉ tả.

Chủ trị: Tì vị hư nhược, ăn ít, đại tiểu tiện lỏng, hoặc thổ hoặc tả, tay chân yếu, hình hài gầy guộc, bụng ngực căng buồn bực, sắc mặt vàng võ, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi hồng nhạt, mạch tế hoãn hoặc hư hoãn.

Bài 2: Gia giảm bổ trung ích khí thang

Xuất xứ: “Tì vị luận”

Thành phần:

– Hoàng kỳ 10g – Đẳng sâm 10g
– Bạch truật 6g – Trần bì 6g
– Thăng ma 3g – Sai hồ 3g
– A giao 6g – Tiêu ngải diệp 6g
– Cam thảo 3g

Cách dùng: Sắc nước uống.

Công hiệu: Bổ khí an thần, thăng dương khử hãm.

Chủ trị: Thể chất tố hư, mang thai bốn năm tháng, lưng mỏi bụng căng, hoặc cảm giác sụt xuống, tinh thần uể oải, thai động không yên, âm đạo xuất huyết tí chút, mạch hoạt vô lực.

Bài 3: Thăng dương ích vị thang

Xuất xứ: “Tì vị luận”

Thành phần:

– Hoàng kỳ 30g – Nhân sâm 9g
– Cam thảo 5g – Bạch truật 9g
– Quất bì 6g – Bán hạ 9g
– Khương hoạt 6g – Độc hoạt 6g
– Phòng phong 6 – Bạch thược 9g
– Phục linh 9g – Trạch tả 9g
– Hoàng liên 3g – Sài hồ 9g

Cách dùng: Thêm 3 lát gừng sống, 2 quả đại táo, sắc nước uống.

Công hiệu: Kiện tì khử thấp, thăng phát dương khí.

Chủ trị: Tì vị hư nhược, tay chân mỏi nặng đau nhức, miệng đắng lưỡi khô, ăn uống vô vị, đại tiện thất thường, tiểu tiện vặt luôn, lười nhác thích nằm.

Bài 4: Ích khí Tthông minh thang

Xuất xứ: “Tì vị luận”

Thành phần:

– Hoàng kỳ 20g – Nhân sâm 9g
– Chích cam thảo 5g – Cát căn 9g
– Mạn kinh tử 9g – Bạch thược 9g
– Hoàng bá 9g – Thăng ma 6g

Cách dùng: Sắc nước uống.

Công hiệu: Ích khí thăng thanh, thông tai sáng mắt.

Chủ trị: Trung khí bất túc, thanh dương thông thăng, phong nhiệt lên, quấy rối, đầu nhức mắt hoa, hoặc tai ù tai điếc, hoặc mắt kéo màng, nhìn mọi vật không rõ, lưỡi nhạt rêu mỏng, mạch nhu tế.

Bài 5: Điều trung ích khí thang

Xuất xứ: “Lan thất bí tàng”

Thành phần:

– Hoàng kỳ 3g – Nhân sâm 1,5g
– Chích cam thảo 1,5g – Thương truật 1,5g
– Sài hồ 0,9g – Thăng ma 0,9g
– Quất bì 0,6g – Hoàng bá 0,6g

Cách dùng: Sắc nước uống.

Công hiệu: Ích khí thăng dương, điều trung tả hỏa.

Chủ trị: Nguyên khí bất túc, tứ chi mỏi lười cất nhắc, thân thể nặng nề hoặc đại tiện sống, đầu mắt nhiệt đọng nhìn mọi vật hoa mờ, tai ù đầu nhức, không nghĩ đến ăn uống, mạch huyền hoặc hồng hoãn vô lực.

Phần 2: Các bài thuốc bổ huyết

Bài 1: Thánh dũ thang

Xuất xứ: “Y tông kim giám”

Thành phần:

– Thục địa 20g – Bạch thược 15g
– Nhân sâm 8g – Đương qui 15g
– Xuyên khung 20g – Hoàng kỳ 16g

Cách dùng: Sắc nước uống.

Công hiệu: Ích khí, bổ huyết, nhiếp huyết (giữ cho huyết trong kinh mạch không chảy ra ngoài)

Chủ trị: Kinh nguyệt đến sớm trước kỳ, lượng nhiều sắc nhạt, tứ chi yếu lực, người mỏi thần chí suy.

Bài 2 : Đương quy bổ huyết thang

Xuất xứ: “Nội ngoại thương biện hoặc luận”

Thành phần:

– Hoàng kỳ 30g – Đương qui 6g

Cách dùng: Sắc nước uống

Công hiệu: Bổ khí sinh huyết.

Chủ trị: Nội thương mệt mỏi, khí nhược huyết hư, dương phù vượt cả ra ngoài, thịt nóng mặt đỏ, khát bứt rứt thích uống, mạch hồng đại mà hư; phụ nữ hành kinh, sau đẻ huyết hư phát sốt nhức đầu; sau khi loét vỡ mụn nhọt, lâu ngày không khỏi không khép.

Bài 3: Quy tì thang

(Chế hoàn gọi là: Quy tì hoàn, Nhân sâm quy tì hoàn)

Xuất xứ: “ Tế sinh phương”

Thành phần:

– Bạch truật 30g – Phục thần 30g
– Hoàng kỳ 30g – Long nhãn nhục 30g
– Toan táo nhân 30g – Nhân sâm 15g
– Mộc hương 15g – Chích cam thảo 8g
– Đương qui 3g – Viễn chí 3g

Cách dùng: Thêm Sinh khương 6g, hồng táo 3-5 quả, sắc nước uống. Hoặc làm hoàn với mật, mỗi hoàn nặng chừng 15g, uống lúc bụng đói 1 hoàn với nước chín, mỗi ngày uống 3 lần.

Công hiệu: Ích khí bổ huyết, kiện tì dưỡng tâm.

Chủ trị: Tâm hư tì cũng hư, lo nghĩ quá độ, mệt nhọc thương tổn đến tâm tì, khí huyết không đầy đủ, tim run sợ hãi, dễ quên mất ngủ, mồ hôi trộm do hư nhiệt, ăn ít thân thể mệt mỏi, sắc mặt vàng võ, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch tế hoãn; tì không kiểm soát được huyết, thấy đại tiện ra máu, phụ nữ băng huuyết rong huyết, kinh nguyệt quá sớm, lượng kinh nhiều sắc kinh nhạt hoặc rỉ rả không rứt, hoặc đới hạ (còn gọi là khí hư của phụ nữ, nhờn dính hôi tanh)

Bài 4: Bổ can thang

Xuất xứ: “Y tông kim giám”

Thành phần:

– Đương qui 10g – Bạch thược 10g
– Thục địa 10g – Xuyên khung 6g
– Chích cam thảo 10g – Mộc qua 6g
– Toan táo nhân 6g

Cách dùng: Sắc nước uống.

Công hiệu: Bổ can dưỡng cân sáng mắt.

Chủ trị: Can huyết bất túc, gân lỏng chân tay không thu giữ được, mắt mờ nhìn không rõ vật, chất lưỡi nhạt, mạch huyền tế.